VÀNG LÁ THỐI RỄ SẦU RIÊNG - NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP

 10:14 10/11/2021        Lượt xem: 1091

VÀNG LÁ THỐI RỄ SẦU RIÊNG - NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
- Sầu riêng từ lâu được biết đến là vua của các loài cây ăn trái. Cây cho trái thơm ngon, đậm vị, được người tiêu dùng ưa chuộng và cho giá trị kinh tế cao. Ngoài nhu cầu tiêu thụ trong nước thì hằng năm sầu riêng còn được xuất khẩu ra nước ngoài, mang về một nguồn thu nhập lớn cho bà con nhà vườn. - Sầu riêng được trồng nhiều ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và một số tỉnh ĐBSCL. Bên cạnh những giá trị mà sầu riêng mang lại cũng tồn tại không ích những khó khăn về kỹ thuật trồng, kỹ thuật chăm sóc và biện pháp quản lý các đối tượng sâu bệnh hại.

- Sầu riêng được đánh giá là loại cây trồng có nhiều đối tượng sâu bệnh hại tấn công nhất. Trong đó phải kể đến là bệnh vàng lá thối rễ - đang là niềm trăn trở của nhiều bà con nhà vườn. Bệnh ngày càng khó quản lý và nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời bệnh có thể dẫn đến chết cây hàng loạt.

1. TRIỆU CHỨNG BỆNH

Bệnh vàng lá thối rễ trên sầu riêng do nhiều loài nấm gây ra. Bệnh có thể gây hại trên vườn mới trồng hoặc vườn đã cho trái nhiều năm. Bệnh nhẹ làm cây bị vàng lá, cây sinh trưởng kém, giảm năng suất và chất lượng trái. Bệnh nặng làm thối toàn bộ rễ, chết cả cây, gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Triệu chứng trên cây: Bệnh nhẹ, cây ra đọt non chậm hoặc không ra đọt so với cây bình thường, lá hơi bị vàng, chóp lá bị cháy. Khi bệnh nặng, cả cây bị vàng lá và rụng nhiều, cây còi cọc, các nhánh non đầu cành khô và chết.

trieu chung vang la thoi re sau rieng

 

+Triệu chứng trên rễ: Khi kiểm tra chúng ta thấy rễ cám và rễ chính bị thối, tuột ra khỏi vỏ, bên trong có sọc nâu lan dần vào rễ cái. Bệnh nặng, làm rễ bị thối đen và khô, mất khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng nuôi cây, cây còi cọc, rụng lá, suy kiệt, toàn bộ rễ cái bị chết dẫn đến chết cả cây. Bên cạnh đó, khi đo pH đất thì pH rất thấp.

re bi hu ton thoi den

2. TÁC NHÂN GÂY BỆNH:

- Tác nhân trực tiếp gây bệnh vàng lá thối rễ trên cây sầu riêng là do các loài nấm như Fusarium, Pythium, Phytophthora, trong đó sự tương tác giữa nấm Fusarium và tuyến trùng là quan trọng nhất.  Tuyến trùng tạo vết thương cơ giới là điều kiện cho nấm bệnh tấn công vào rễ và gây hại.
 

fusarium solani

Ngoài những tác nhân trên thì còn rất nhiều yếu tố khác tác động cộng hưởng làm tăng thiệt hại trên cây sầu riêng phải kể đến như:

- Nguồn bệnh sẵn có: Ở Tây Nguyên và miền Đông, phần lớn sầu riêng được trồng trên đất hồ tiêu cũ, mầm bệnh lưu tồn trong đất. Ở các tỉnh miền Tây, tàn dư thực vật bị nhiễm bệnh bỏ lại trong mương vườn, là nguồn lây lan quan trọng.

- Thiếu hữu cơ, dư hóa học: Đất trồng ít bón hoặc không bón phân hữu cơ; Bón phân hóa học liên tục nhiều năm, làm đất chua hóa, pH đất thấp, đất chai cứng, ít vi sinh vật có lợi.

- Vườn bị ngập úng, thoát nước kém: Nấm Fusarium xâm nhiễm vào rễ cây bằng động bào tử có roi bơi được trong nước, chúng dễ dàng di chuyển từ cây này sang cây khác, lây lan từ vườn này sang vườn khác. Khi rễ cây bị ngập dẫn đến thiếu oxy để hô hấp, làm rễ cây bị ngộ độc và suy yếu, dễ bị nấm bệnh tấn công.

3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ

- Sử dụng nguồn cây giống sạch bệnh.

- Cắt tỉa tạo tán, tạo độ thông thoáng cho vườn sầu riêng

- Khi phát hiện bệnh, nhanh chóng vệ sinh vườn cây. Tiêu hủy nguồn bệnh để tránh lây lan

- Điều chỉnh pH đất: pH đất phù hợp nhất cho sự phát triển cây sầu riêng là từ 5.5 – 6.5, pH trong khoảng này sẽ giúp cho bộ rễ phát triển khỏe mạnh, tăng khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng, hạn chế sự tấn công của các mầm bệnh trong đất.

ph5 rephattrientot 2

- Đất thoát nước tốt, chống ngập úng: Các loài nấm gây hại rễ cây thường phù hợp với môi trường ẩm độ cao, do đó vườn sầu riêng bà con cần quan tâm độ thoát nước của đất. Ngoài ra, cần tưới đủ nước cho cây trong mùa khô để tránh sốc nước, hạn chế tưới phun lên tán cây để tránh lây lan mầm bệnh.

- Bón phân hóa học cân đối và bổ sung phân hữu cơ có chứa nấm đối kháng trichoderma định kỳ. Giúp dưỡng xanh cây, khỏe cây, chống chịu tốt với sâu bệnh hại.

4. GIẢI PHÁP CTY HAI LÚA VÀNG

Ngoài những biện pháp quản lý tổng hợp trên, công ty Hai Lúa Vàng xin gửi đến quý bà con một số giải pháp để việc quản lý bệnh đạt hiệu quả cao hơn:

1. Tưới gốc bằng AGRIMYL 72WP để quản lý nấm bệnh trong đất: Bà con pha 1kg AGRIMYL cho 1000 lít nước, tưới ướt đều trên mô. Tùy theo tuổi cây mà bà con tưới từ 15 – 20 lít nước.

- Phun qua lá bằng AGRIMYL 72WP + Lực Sĩ Kiến Càng để quản lý nấm bệnh trong thân và trên lá: Bà con pha 1kg AGRIMYL với 100cc LSKC cho 500 lít nước, phun ướt đều thân lá. Lập lại quy trình này sau 7 – 10 ngày.

2. Nâng pH đất cấp tốc bằng TRỢ LỰC pH+

- Đối với trộn phân rải: Ở các cử bón phân hóa học, bà con trộn 1kg Trợ Lực pH+ cho 50kg phân bón.

- Đối với tưới gốc: Bà con pha 1kg Trợ Lực pH+ cho 800 – 1000 lít nước, tưới ướt đều trên mô và tưới định kỳ 15 – 20 ngày/lần.

3. Bổ sung nấm đối kháng TRICHODERMA ở các cử bón phân hữu cơ, giúp hạn chế các loại nấm bệnh trong đất, xốp đất, khỏe cây.

- Bà con phối trộn 1kg TRICHO HIGHER cho 250 – 300kg phân hữu cơ, bón gốc định kỳ 2 – 3 tháng/lần.

bo giai phap quan ly vang la thoi re sau rieng

Bà con có nhu cầu tư vấn sản phẩm và hỗ trợ kỹ thuật xin vui lòng liên hệ số điện thoại: 02922.246.246 hoặc zalo số 0932.900.651
KÍNH CHÚC BÀ CON THÀNH CÔNG !


Tin bài:
ThS Lê Thanh Hùng
ThS Võ Thị Lụa
Bài viết liên quan
CHÁY LÁ SẦU RIÊNG – NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP

CHÁY LÁ SẦU RIÊNG – NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP

 11:39 16/11/2021
Sầu riêng đang là cây trồng có giá trị kinh tế cao so với các loại cây ăn trái khác, với năng suất cao nhất có khi lên trên 40 tấn/ha, bình quân từ 20-25 tấn/ha, giá luôn ổn định từ 40.000 - 60.000 đồng/kg, có thời điểm giá cao nhất 100.000 đ/kg Do đó, thời gian gần đây diện tích trồng mới cây sầu riêng luôn tăng cho dù điều kiện canh tác, sâu bệnh cũng như tác động của thời tiết đòi hỏi khá khắt khe. Đặc biệt ở tình trạng cháy lá sau thu hoạch hoặc trong quá trình canh tác đang được bà con nông dân rất quan tâm.
GIẢI ĐỘC PACLO CÂY ĂN TRÁI VÀ GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM PHÂN BÓN

GIẢI ĐỘC PACLO CÂY ĂN TRÁI VÀ GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM PHÂN BÓN

 11:10 02/11/2021
Trong một năm trở lại đây, giá phân bón luôn biến động không ngừng, đặc biệt giá ngày càng tăng – có sản phẩm tăng đến hơn 100%, làm chi phí đầu tư cho vườn cây ăn trái của bà con cũng tăng lên rất cao, dẫn đến lợi nhuận thấp, đôi khi thua lỗ.
ĐỘ DẪN ĐIỆN CỦA ĐẤT - CHỈ SỐ EC

ĐỘ DẪN ĐIỆN CỦA ĐẤT - CHỈ SỐ EC

 12:51 02/10/2021
Để cây trồng đạt sản lượng cao, ngoài khâu chuẩn bị giống tốt, chăm sóc đều đặn thì bà con cần quan tâm đến độ pH và EC đất trồng. Đây là hai yếu tố quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển.
QUẢN LÝ BỆNH THÁN THƯ TRÊN XOÀI MÙA MƯA

QUẢN LÝ BỆNH THÁN THƯ TRÊN XOÀI MÙA MƯA

 20:26 29/09/2021
Xoài là cây ăn trái dễ trồng, có giá trị kinh tế cao. Vì vậy, trong những năm gần đây, diện tích trồng xoài đã gia tăng đáng kể ở một số tỉnh ĐBSCL. Song song với sự gia tăng diện tích, dịch hại trên xoài cũng ngày càng trở nên trầm trọng. Trong đó, bệnh thán thư là phổ biến và gây hại khá nghiêm trọng trên năng suất và phẩm chất trái.