NGỘ ĐỘC PHÈN - NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP PHỤC HỒI LÚA

 19:26 23/09/2021        Lượt xem: 1654

Trong điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài làm cho các tầng đất chứa yếu tố sinh phèn dễ bị oxy hóa, dẫn đến hiện tượng xì phèn gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa Hè thu ở các vùng cát, tầng canh tác mỏng.

1. Khái niệm đất phèn, nhiễm phèn

- Đất phèn là đất có chứa các vật liệu sinh phèn thành phần chủ yếu là sulphat sắt và nhôm (pH < 4). Khi quan sát màu nước trong ruộng, biểu hiện rõ là ở các gốc ruộng hoặc quanh bờ, mặt nước có váng màu đỏ thì có thể hiểu ngay ruộng đó do phèn sắt gây ra là chủ yếu, có nơi gọi là phèn nóng. Còn ở những ruộng mặt nước trong xanh, đất quanh bờ có màu xám ít thấy cỏ mọc hoặc chỉ thấy có cỏ năn mọc lác đác từng chòm thì ruộng đó nghiêng về phèn nhôm, có nơi gọi là phèn lạnh. Tùy theo điều kiện hình thành mà có nơi Fe chiếm ưu thế có nơi Al chiếm ưu thế.

 

ngo doc phen dat nhiem phen

- Mức độ phèn nhiều hay ít tùy thuộc vào độ nông, sâu của tầng sinh phèn. Nếu tầng sinh phèn ở sâu, ví dụ, nằm dưới mắt đất 1-2m hoặc sâu hơn thì tỷ lệ Fe, Al ở trên bề mặt ruộng ít hơn. Còn những ruộng có tầng sinh phèn ở nông, ví dụ chỉ cách lớp đất mặt dưới 1m (50-60cm chẳng hạn) thì người ta thường nói đó là đất phèn hoạt động, lượng Fe, Al trong ruộng sẽ nhiều hơn và biện pháp cải tạo sẽ khó khăn hơn. Cây lúa rất mẫn cảm với ngộ độc phèn, nhất là giai đoạn cây lúa còn nhỏ, khi ruộng lúa còn nhỏ 3-4 ngày, phổ biến nhất là giai đoạn 10-30 ngày sau khi sạ.

ngo doc phen nuoc song nhiem phen

- Cây lúa rất mẫn cảm với phèn, nhất là cây lúa từ giai đoạn mạ đến 30 ngày sau khi sạ.

- Ở ĐBSCL, nhóm đất phèn phân bố tập trung chủ yếu thành các vùng: (1) vùng phèn Tứ Giác Long Xuyên – Hà Tiên, (2) Vùng trũng phèn Đồng Tháp Mười, (3) Vùng phèn phía Tây sông Hậu và khu vực trũng giữa sông Tiền và sông Hậu và (4) Vùng phèn mặn Bán Đảo Cà Mau và ven Vịnh Thái Lan.

2. Cách nhận diện và tác hại khi lúa bị ngộ độc phèn

- Khi bị ngộ độc phèn cây lúa có các biểu hiện: có màu hơi vàng, lá già xuất hiện các đốm màu nâu, sau đó lá trở thành màu nâu, bầm tím, vàng hoặc cam. Trường hợp bị nhiễm độc nặng, tất cả các lá chuyển sang màu nâu, những lá già bị rụi rất nhanh, cây lúa suy yếu và chết dần, cây lúa lùn và nở bụi rất kém.

ngo doc phen trieu chung

- Lúc lúa trổ bông, bông lúa nhỏ. Lúc lúa vào chắc, trên bông có nhiều hạt lép, nhất là các hạt trong cậy.

- Khi ruộng lúa bị xì phèn, bệnh đốm nâu phát triển mạnh trên lá lúa của ruộng bị xì phèn. Nhổ rễ lên, rửa sạch rễ, thấy rễ có màu nâu đậm và xoắn lại, rễ ngã màu vàng và xù xì, nếu vuốt dưới ngón tay sẽ cảm thấy nhám.

ngo doc phen lua nhiem phen

- Rễ lúa bị hại vì độ chua của phèn và các ion sắt và nhôm bao quanh rễ làm cho rễ không hấp thu được dinh dưỡng. Ruộng lúa bị èo ọt, lùn, đâm chồi kém và cuối cùng cho năng suất thấp. Nếu phèn nặng có thể gây chết lúa.

3. Biện pháp khắc phục ngộ độc phèn

Chất phèn là chất hòa tan trong nước cho nên chúng ta có thể dùng nước (nước mưa hoặc nước sông) để rửa phèn. Biện pháp rửa phèn và biện pháp tốt nhất để đối phó với phèn.

3.1 Biện pháp ngừa xì phèn

- Rửa phèn trước khi vào vụ mới. Cày ải, đưa nước vào ruộng để yên một đêm, hôm sau tháo cạn nước rồi tiến hành làm đất. Nếu đất phèn nặng cần rửa phèn hai hoặc ba lần mới bắt đầu vào vụ mới.

- Đánh rảnh xả phèn trong ruộng. Cứ mỗi 4m hoặc 5m đánh một rãnh song song nhau. Rãnh có chiều ngang 20cm sâu 20cm. Đầu các rãnh có mương sâu hơn để chắc nước phèn khi cần. Trong vụ lúa nên xả nước ít nhất 2 lần vào sau hai lần bón phân thúc cho lúa 5 – 7 ngày.

ngo doc phen danh ranh xa nuoc

- Bón phân lân (nên bón các loại phân lân nung chảy, lượng dùng từ 150-250 kg/ha tuỳ trường hợp bị nhiễm phèn nặng hay nhẹ) có thể dùng phân lân Văn Điển. Việc bón phân lân vào đầu vụ kết hợp xả phèn thường xuyên, đất sẽ giảm phèn sau vài năm.

3.2 Cần làm gì khi bị xì phèn:

- Phát hiện lúa bị ngộc độc phèn, phải xả phèn ngay. Nếu ruộng có sẵn nước thì tháo ra cho cạn nước, sau đó cho nước mới vào ruộng. Ngược lại, cần phải bơm nước vào ngập đất, để 1 đêm và hôm sau tháo cạn nước ra.

- Nếu bị phèn nặng, bên cạnh xả phèn còn phải rải vôi bột, 20 đến 50 kg vôi/công (tùy mức độ nhiễm phèn). Cũng có thể sử dụng phân lân để thay thế vôi.

ngo doc phen va sau xu ly humate

Ngoài ra, cũng nên phun xịt phân bón lá gồm các loại dinh dưỡng NPK + vi lượng) cho lúa đủ sức hồi phục nhanh. Chờ đợi (3 - 5 ngày) cho đến khi nhổ cây lúa lên thấy rễ trắng ra là được (chứng tỏ cây lúa đã hồi phục). Có thể bón thêm phân 2kg Ure + 2kg DAP + 1 kg KCl cho 1 công 1000 m2.

Lưu ý: Khi cây lúa bị ngộ độc phèn không nên bón phân Urê hoặc NPK vì rễ lúa đã bị suy yếu hoặc hư nên không thể hấp thụ được dinh dưỡng có trong đất mà chỉ nên dùng phân bón lá.
CÔNG TY HAI LÚA VÀNG XIN CHUYỂN ĐẾN BÀ CON 2 GIẢI PHÁP HỖ TRỢ GIẢI QUYẾT NGỘ ĐỘC PHÈN TRÊN LÚA
ngo doc huu co humatengo doc huu co lan do
 
KÍNH CHÚC BÀ CON THÀNH CÔNG !
Tin bài: ThS Lê Thanh Hùng
 
Bài viết liên quan
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀNG LÁ CHÍN SỚM TRÊN LÚA

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀNG LÁ CHÍN SỚM TRÊN LÚA

 10:57 12/10/2021
Bệnh vàng lá chín sớm tuy không gây hại nghiêm trọng như các sâu bệnh hại khác, tuy nhiên nếu để bùng phát trên diện rộng sẽ trực tiếp ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và sản lượng.
LÚA ĐỔ NGÃ, THẤT THU LỚN - GIAI PHÁP NÀO QUẢN LÝ ???

LÚA ĐỔ NGÃ, THẤT THU LỚN - GIAI PHÁP NÀO QUẢN LÝ ???

 10:55 12/10/2021
Lúa bị đổ, ngã làm tăng chi phí do thu hoạch khó khăn hơn và giảm năng suất, tăng tỷ lệ thất thoát, chất lượng giảm do bị ướt, lên mọng.
KỲ 2 - BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỌ XÍT ĐEN HẠI LÚA

KỲ 2 - BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỌ XÍT ĐEN HẠI LÚA

 15:00 25/09/2021
Ở kỳ 1 chúng ta đã đề cập đến bọ xít đen hại lúa. Dịch hại này không mới. Tuy nhiên, cách quản lý của bà con hiện nay chưa thật sự hiệu quả, việc lạm dụng thuốc Bảo vệ thực vật giết chết thiên địch từ đó làm cho dịch này này bùng phát.
KỲ 1 - BỌ XÍT ĐEN HẠI LÚA - CÓ PHẢI DỊCH HẠI MỚI ?

KỲ 1 - BỌ XÍT ĐEN HẠI LÚA - CÓ PHẢI DỊCH HẠI MỚI ?

 14:15 24/09/2021
Bọ xít đen có thể gây hại ở các vụ lúa trong năm, tuy nhiên gây hại nặng nhất ở vụ hè thu có điều kiện thời tiết nóng và ẩm. Bọ thường gây hại nặng ở giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ đến làm đòng và thường tập trung chích hút ở mắt thân lúa.
NGỘ ĐỘC AXIT HỮU CƠ TRÊN LÚA - NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

NGỘ ĐỘC AXIT HỮU CƠ TRÊN LÚA - NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

 12:47 23/09/2021
Trong canh tác lúa hiện nay, nông dân thâm canh tăng vụ (3 vụ/năm) dẫn đến đất không ngừng nghỉ, rơm rạ không kịp phân hủy. Do rơm rạ được phân hủy trong điều kiện ngập nước nên sinh ra các axit hữu cơ và một số khí độc như: CH4, H2S.... làm rễ lúa bị thối. Nếu thời gian rễ lúa bị thối kéo dài, rễ lúa sẽ không hấp thu đủ phân nên bụi lúa sẽ suy yếu làm cho lá lúa có màu vàng (do thiếu N), bụi lúa kém đâm chồi và lùn.
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BỆNH CHÁY BÌA LÁ

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BỆNH CHÁY BÌA LÁ

 14:46 16/09/2021
Bước vào thời kỳ đòng trổ, cây lúa chịu nhiều áp lực của sâu bệnh. Trong đó, bệnh cháy bìa lá nếu bà con quản lý không tốt sẽ dẫn đến thất thoát năng suất trên 50% và đặc biệt bệnh gây hại và lây lan mạnh trong điều kiện thời tiết bất lợi: âm u, mưa bão nhiều, sương mù nhiều. Vậy làm thế nào để quản lý tốt đối tượng này, xin mời Quý bà con cùng theo dõi bài viết sau đây: