Bệnh vàng lá chín sớm tuy không gây hại nghiêm trọng như các sâu bệnh hại khác, tuy nhiên nếu để bùng phát trên diện rộng sẽ trực tiếp ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và sản lượng.
Ở kỳ 1 chúng ta đã đề cập đến bọ xít đen hại lúa. Dịch hại này không mới. Tuy nhiên, cách quản lý của bà con hiện nay chưa thật sự hiệu quả, việc lạm dụng thuốc Bảo vệ thực vật giết chết thiên địch từ đó làm cho dịch này này bùng phát.
Bọ xít đen có thể gây hại ở các vụ lúa trong năm, tuy nhiên gây hại nặng nhất ở vụ hè thu có điều kiện thời tiết nóng và ẩm. Bọ thường gây hại nặng ở giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ đến làm đòng và thường tập trung chích hút ở mắt thân lúa.
Trong điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài làm cho các tầng đất chứa yếu tố sinh phèn dễ bị oxy hóa, dẫn đến hiện tượng xì phèn gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa Hè thu ở các vùng cát, tầng canh tác mỏng.
Trong canh tác lúa hiện nay, nông dân thâm canh tăng vụ (3 vụ/năm) dẫn đến đất không ngừng nghỉ, rơm rạ không kịp phân hủy. Do rơm rạ được phân hủy trong điều kiện ngập nước nên sinh ra các axit hữu cơ và một số khí độc như: CH4, H2S.... làm rễ lúa bị thối. Nếu thời gian rễ lúa bị thối kéo dài, rễ lúa sẽ không hấp thu đủ phân nên bụi lúa sẽ suy yếu làm cho lá lúa có màu vàng (do thiếu N), bụi lúa kém đâm chồi và lùn.
Bước vào thời kỳ đòng trổ, cây lúa chịu nhiều áp lực của sâu bệnh. Trong đó, bệnh cháy bìa lá nếu bà con quản lý không tốt sẽ dẫn đến thất thoát năng suất trên 50% và đặc biệt bệnh gây hại và lây lan mạnh trong điều kiện thời tiết bất lợi: âm u, mưa bão nhiều, sương mù nhiều. Vậy làm thế nào để quản lý tốt đối tượng này, xin mời Quý bà con cùng theo dõi bài viết sau đây:
Lúa là cây trồng chính và quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nước ta. Tuy nhiên, khi lúa được thâm canh để tăng năng suất và chất lượng, thì nhiều loại dịch hại xuất hiện. Bệnh đạo ôn là một trong những dịch hại nguy hiểm làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng lúa. Trong những năm gần đây, bệnh đạo ôn đã gây hại hầu hết các vụ lúa trong năm của những tỉnh phía Nam. Bệnh đạo ôn đã làm tăng chi phí sản xuất và gây khó khăn cho nghề trồng lúa ở Việt Nam.