10:55 12/10/2021 Lượt xem: 782
1. LÚA ĐỔ NGÃ - THẤT THU LỚN
Nông dân các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long thường xuyên phải đối mặt với thiệt hại do sự đổ ngã của lúa, nhất là trong mùa mưa. Lúa bị đổ ngã làm cho khả năng quang hợp giảm, quá trình tạo hạt bị đình trệ do việc vận chuyển tinh bột vào hạt kém nên ảnh hưởng nhiều đến năng suất.
Đối với khu vực trũng, lúa đổ ngã bị ngâm lâu trong nước thiệt hại còn cao hơn. Thêm vào đó tiền công thu hoạch cũng tăng lên.
Nếu như lúa đứng, công thu hoạch khoảng 220.000 đồng/công thì lúa sập tiền công tăng từ 1,5 đến 2 lần mà vẫn không có máy thu hoạch.
Mặt khác, lúa ngã làm bông lúa ngập trong nước thúc đẩy hạt nảy mầm hoặc hư thối do nấm bệnh tấn công và giảm chất lượng gạo.
Tỉ lệ thất thoát sau thu hoạch cũng tăng lên do lúa nằm sát mặt ruộng máy không thể cắt hết lúa và lúa bị rụng hạt nhiều.
Nếu tính hết các tổn thất trên nông dân đã bị mất đi trung bình 20 – 30%, thậm chí 70 – 80%.
2. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY RA HIỆN TƯỢNG LÚA ĐỔ NGÃ
* Thân lúa vươn cao: Giống càng cao hoặc do điều kiện canh tác làm cho cây lúa vươn cao khả năng đổ ngã càng lớn.
* Bẹ lá không ôm sát vào thân: Cây lúa bắt đầu vươn lóng khi tượng khối sơ khởi, thân vẫn còn nhỏ, dài khoảng 1 cm và bẹ lá làm nhiệm vụ chống đỡ giúp cây phát triển bình thường. Ngay sau khi sự phát triển của lóng đã hoàn thành thì bẹ lá vẫn góp phần vào độ cứng của thân khoảng 30-60%. Bẹ lá ôm sát vào thân sẽ gia tăng sự cứng cáp của cây lúa, giảm đổ ngã. Khi cây lúa bị bệnh hay thiếu nước bẹ lá có khuynh hướng tách khỏi thân.
* Thiếu nắng và mưa gió nhiều
* Bón phân mất cân đối: lúa bón đạm nhiều cây non yếu hoặc sử dụng chất kích thích GA3 làm vách mỏng, lóng kéo dài, bẹ lúa không ôm sát thân càng dễ đổ ngã
* Gieo sạ dày
3. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
Làm đất:
- Sau khi thu hoạch cần cày ải phơi đất để tạo nên lớp đế cày, giúp khoáng hóa các chất hữu cơ và giải bớt các chất độc trong đất, giúp rễ lúa phát triển, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, lúa cứng cây hơn.
- Ruộng canh tác lúa cần làm bằng phẳng và có độ nghiêng để thoát nước được dễ dàng.
Giống và mật độ gieo sạ:
- Nên chọn những giống lúa cứng cây, vừa kháng được sâu rầy, vừa hạn chế được đổ ngã khi lúa chín.
- Sạ mật độ vừa phải, hợp lý, nếu sạ hàng thì lượng giống từ 80 – 100kg/ha, sạ lan lượng giống từ 100 – 120kg/ha. Sạ thưa tiết kiệm được giống, còn giúp rễ lúa phát triển tốt, thân khỏe, cứng cây, ít sâu bệnh, ít đổ ngã, dễ thu hoạch bằng máy.
Bón phân và quản lý nước:
- Tăng cường bón phân hóa học có bổ sung các nguyên tố trung vi lượng trong đó có Canxi - Silic. Hai nguyên tố này giúp cây lúa phát triển hệ rễ và hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn, giúp các vách tế bào liên kết chắc chắn, tăng cường sức đề kháng với sâu bệnh, tăng sức chống chịu với thời tiết bất lợi và phòng chống đổ ngã khi ngập úng.
- Nên xiết nước khoảng 7 ngày vào giai đoạn trước khi cây lúa làm đòng để giúp rễ lúa ăn sâu, tạo sự thông thoáng trong ruộng, tăng cường quang hợp để tích lũy chất hữu cơ giúp lúa cứng chắc. Trước khi thu hoạch 7 – 10 ngày cần tháo cạn nước để lúa cứng chân, ít bị đổ, dễ thu hoạch.
- Bón phân cân đối, tránh bón thừa phân đạm. Có thể kết hợp phân bón lá có chứa hàm lượng canxi - silic cao để hỗ trợ.
Ngoài ra, Bà con có thể sử dụng giải pháp từ công ty Hai Lúa Vàng sản phẩm Bonsai Gold để giúp lúa lùn cây, cứng cây, nở bụi tốt , hạn chế đổ ngã
Hướng dẫn sử dụng:
- Bonsai Gold 1kg: Trộn vào các cử rải phân 18 - 22NSS và 38 - 40 NSS. Liều lượng 01 kg sử dụng từ 5 - 10 công 1000m2
- Bonsai Gold 500ml: Phun vào cử phun đợt lúa 18 - 22 NSS, 38 - 40 NSS hoặc trước khi lúa trổ và sau khi lúa trổ đều. Liều lượng 01 chai 500ml sử dụng cho 10 bình 25L
KÍNH CHÚC BÀ CON THÀNH CÔNG !
Tin bài: ThS Lê Thanh Hùng