15:00 25/09/2021 Lượt xem: 806
Bọ xít đen phá hoại mạnh và phát triển mạnh ở những nơi thoát nước kém. Chúng xuất hiện nhiều nhất ở giai đoạn trăng tròn và thu hút bởi ánh sáng. Chúng có màu nâu và đen khác nhau và phát ra mùi hôi khi bị quấy rầy.
Giống như hầu hết các loài gây hại lúa, chúng phá hoại lúa với mục đích sinh tồn. Chúng sống nhờ vào ngũ cốc, nhưng chúng cũng có thể phá hoại ngô, khoai môn và cỏ dại nếu không có lúa. Chúng ăn nhựa cây được lưu trữ trên thân và các đốt của hạt và được quan sát thấy sống ở gốc cây vào ban ngày, sau đó từ từ leo lên khu vực bông lúa vào ban đêm.
1/ Nguyên nhân bọ xít đen gây hại ?
- Bọ xít đen có thể gây hại ở các vụ lúa trong năm, tuy nhiên gây hại nặng nhất ở vụ hè thu có điều kiện thời tiết nóng và ẩm. Bọ thường gây hại nặng ở giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ đến làm đòng và thường tập trung chích hút ở mắt thân lúa.
- Ở các chân ruộng khô, thoát nước kém, giống dài ngày, sạ dày, bón thừa đạm, tỷ lệ bọ xít gây hại nặng nhất. Ngoài ra, ruộng nhiều cỏ dại hoặc kênh rạch có nhiều cỏ dại là nơi trú ẩn cho bọ xít đen gây hại.
- Ở giai đoạn tuần trăng rằm, bọ xít đen sẽ di chuyển ra khỏi ruộng lúa với mật số rất cao.
- Việc làm dụng thuốc bảo vệ thực vật dẫn đến thiên địch bị tiêu diệt cũng dẫn đến dịch hại càng tăng.
Vì chúng là những con bay yếu, có nghĩa là chúng không có khả năng tự di chuyển đường dài, nên việc có ruộng lúa gần các địa điểm nói trên sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh, vì vậy hãy lưu ý.
2/ Làm thế nào để xác định bọ xít đen hại lúa ?
- Kiểm tra sự biến màu của lá. Bọ xít đen gây hại có thể làm cây có màu nâu đỏ hoặc vàng. Lá cũng có vết bệnh úa.
- Kiểm tra xem có giảm đẻ nhánh không, cây lúa có còi cọc ? lúa trổ lên bông có bị trắng? quan sát xem có sự xuất hiện của bọ xít đen không?
- Trường hợp lúa bị nặng khi nhổ cây bệnh lên sẽ không nhổ lên được cả gốc lúa.
3/ Tại sao phải quản lý con bọ xít đen
Bọ xít đen ăn cây lúa từ giai đoạn cây con đến giai đoạn trưởng thành. Mười con bọ đen trưởng thành trên bụi lúa có thể gây thiệt hại đến 35% .
4/ Biện pháp quản lý bọ xít đen hại lúa ?
Biện pháp canh tác:
- Sử dụng giống xác nhận và luân phiên các giống lúa để cắt vòng đời
- Diệt cỏ dại từ đầu vụ, các loại cỏ bờ vì chúng là nơi trú ẩn của bọ đen. Sau khi thu hoạch, cày ruộng để loại bỏ côn trùng còn sót lại. Có thể thả vịt để chúng có thể tiêu diệt các cá thể bọ xít đen.
- Sạ lúa với mật độ vừa phải, tránh sạ dày. Điều này giúp lúa được thông thoáng.
- Bón phân cân đối, tăng cường các phân bón có hàm lượng trung vi lượng giúp lúa cứng cây, đứng lá, trổ thoát nhanh, vào gạo tốt.
- Sử dụng bẫy đèn để dẫn dụ cho con trưởng thành đẻ trứng, bẫy côn trùng bằng đèn nên bắt đầu trước và sau rằm 5 ngày (thời gian 20h – 24h00)
- Khi có bọ xít đen xuất hiện với mật số cao thì giải pháp đưa nước cao vào ruộng ngâm trong vòng 24h sẽ làm cho trứng của chúng không nở được. Bọ xít đen di chuyển lên cao chúng ta dễ dàng quản lý bằng thuốc hóa học.
- Hạn chế sử dụng quá nhiều thuốc BVTV để nhằm bảo vệ các thiên địch của bọ xít đen như ong bắp cày nhỏ (ký sinh trong trứng), bọ cánh cứng, nhện, dế và kiến đỏ (tấn công trứng, nhộng và con trưởng thành), bọ cánh cứng, vịt, cóc (ăn trứng và nhộng), các loài nấm (tấn công nhộng và con trưởng thành): Metarhizium anisopliae, Paecilomyces farinoisus..
Biện pháp hóa học
Chỉ áp dụng khi mật độ bọ xít đen cao
Khuyến nghị sử dụng các gốc thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc, xua đuổi và xông hơi nên có khả năng diệt nhanh, mạnh.
Bà con có thể tham khảo thêm các Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng và cấm sử dụng tại Việt Nam. Tải về
Lưu ý: Sau khi phun không để ruộng khô
ĐỂ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỪ HIỆU QUẢ, BÀ CON NÔNG DÂN KẾT HỢP CÁC GỐC THUỐC TRÊN VỚI SẢN PHẨM LỰC SỸ KIỂN CÁNG - CHẤT LƯU DẪN THẤM SÂU CÓ ƯU ĐIỂM VƯỢT TRỘI ĐƯỢC BÀ CON NÔNG DÂN TIN DÙNG
KÍNH CHÚC BÀ CON THÀNH CÔNG !
Tin bài: ThS Lê Thanh Hùng
Nguồn: Tổng hợp