KỲ 1 - BỌ XÍT ĐEN HẠI LÚA - CÓ PHẢI DỊCH HẠI MỚI ?

 14:15 24/09/2021        Lượt xem: 779

KỲ 1 - BỌ XÍT ĐEN HẠI LÚA - CÓ PHẢI DỊCH HẠI MỚI ?
Bọ xít đen có thể gây hại ở các vụ lúa trong năm, tuy nhiên gây hại nặng nhất ở vụ hè thu có điều kiện thời tiết nóng và ẩm. Bọ thường gây hại nặng ở giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ đến làm đòng và thường tập trung chích hút ở mắt thân lúa.

Tên khoa học: Scotinophora lurida

Họ: Bọ xít năm cạnh (Pentatomidae)

Bộ: Cánh nửa (Heminoptera)
 
dac diem hinh thai

Hàng năm bọ xít có thể hình thành 2 lứa. Lứa từ tháng 3 - 5 và lứa từ tháng 8 - 9. Bọ xít đen trước đây chỉ xuất hiện rải rác và gây hại không đáng kể, nhưng những năm gần đây chúng xuất hiện và gây hại nhiều hơn, trên các giống lúa mùa cũng như các giống lúa ngắn ngày. Thực tế đồng ruộng cho thấy những giống nào không kháng được rầy nâu, thì thường là những giống bị bọ xít đen gây hại nhiều hơn những giống khác.

 1.  Đặc điểm hình thái

- Trưởng thành: Con cái trưởng thành thân dài 9-9,5mm, con đực dài 8,5mm. Chiều rộng khoảng 5-6mm. Thân hình bầu dục, lưng và bụng nhô ra như nhau. Phiến mai dài tới cối bụng nhưng bề ngang không che hết bụng. Phiến giữa và phiến cạnh của đầu dài bằng nhau. Góc trước mảnh lưng ngực trước mọc ngang ra một gai lông không dài, không nhọn. góc cạnh mảnh lưng ngực trước có một mấu lồi ngắn không nhọn. Mắt đơn màu đỏ nhạt. Bàn chân và râu màu nâu tro.

 

bo xit den hai lua

- Bọ xít non: mới nở kích thước cơ thể khoảng 1-2 mm, mầu nâu đỏ, chưa có cánh, di chuyển chậm chạp. Khi lớn có mầu tro nâu. Thời gian ấu trùng kéo dài khoảng một tháng. Bọ xít non mới nở sống tập trung quanh vỏ trứng, đến tuổi 2 thì phân tán, nấp dưới khóm lúa để hút nhựa câu. Từ sau tuổi 3 trở đi thì hoạt động giống bọ trưởng thành.

 

trung bo xit den

- Trứng: Một con trưởng thành cái có thể đẻ vài trăm trứng (trung bình khoảng 200 quả). Trứng hình trụ (giống cái trống), trứng mới đẻ màu hồng hơi xanh, sau thành màu nâu đỏ hoặc nâu xám. Trứng được đẻ thành từng ổ trên bẹ lá, phiến lá (kể cả lá khô) xếp 2 hàng, nằm gần mặt nước ruộng. Mỗi ổ trứng khoảng 15-20 quả, thường được xếp thành 3-4 hàng. Trứng có thể bị ung (không nở), nếu bị ngâm trong nước khoảng một ngày đêm. Giai đoạn trứng kéo dài 4-5 ngày.
- Nhiệt độ thích hợp cho bọ xít đen phát triển là 25 – 28oC

2. Đặc điểm phát sinh gây hại

- Bọ xít trưởng thành có xu tính với ánh sáng. Ban ngày sợ nắng nên thường ẩn náu dưới khóm lúa, buổi chiều tối hoặc những ngày râm mát có thể bò lên phía trên để gây hại. Nếu bị khua động chúng sẽ tiết ra mùi hôi để tự vệ. Ban ngày chui rúc ẩn náu dưới gốc lúa, nếu ruộng khô chúng chui rúc xuống các lỗ nẻ hoặc nấp trong rễ lúa. Chúng có thể lặn sâu trong nước ruộng để lẩn trốn nhờ các bọt không khí bám quanh lớp da không thấm nước. Chúng rất thích ánh sáng đèn nên thường vào đèn nhiều trong những đêm trăng sáng, ở những ruộng vừa gặt do không có chỗ trú ẩn chúng cũng bay vào đèn rất nhiều.

bo xit hai lua

Thời gian sinh trưởng phát dục các giai đoạn của bọ xít đen:

- Trứng 3 - 8 ngày, trung bình 5 ngày

- Bọ xít non 35 - 53 ngày, trung bình 40 ngày

- Trưởng thành sống từ 10 - 10,5 tháng

Như vậy, vòng đời của bọ xít đen 50 – 60 ngày, trong đó trứng 4 – 7 ngày, ấu trùng 40 – 45 ngày. Bọ xít trưởng thành hoạt động giao phối phần lớn vào 6-7 giờ chiều, mỗi con cái giao phối 4 – 5 lần, sau giao phối khoảng 1 tuần thì đẻ trứng.
 
life rice bug
 

Ấu trùng có hình bầu dục, mới nở kích thước khoảng 1-2mm, màu nâu đỏ, bò chậm chạp, chưa có cánh. Khi lớn có màu tro nâu. Thời gian ấu trùng kéo dài khoảng một tháng.

- Bọ xít đen trưởng thành có hứng thú với ánh sàng. Đặc biệt là vào tuần trăng tròn, hàng ngàn bọ xít đen trưởng thành sẽ ra khỏi chỗ núp và bay khắp ruộng

- Bọ trưởng thành thường trốn trong các khe nứt ở đất hay ở các bờ cỏ ven ruộng lúa cho đến khi ở nhiệt độ hay môi trường thích hợp sẽ chui ra đến ruộng lúa và gây hại.
black bugs
 

- Chúng gây hai khi lúa bắt đầu đẻ nhánh rộ đến làm đòng, khi lúa trổ thì hiếm hơn.

- Bọ xít non và trưởng thành đều gây hại bằng cách chích hút nhựa làm lúa vàng (vàng từ lá chân lên), để lại những đốm mầu vàng, làm cho lá chân của cây lúa bị vàng dần. Nếu bị hại nhẹ, cây lúa sinh trưởng và phát triển kém, nếu bị hại nặng cây lúa có thể bị khô héo, chết từng khóm, từng chòm (giống như bị cháy rầy).

black bugs trieu chug


Ở thời kì trỗ, nếu bị hại nặng hạt lúa có thể bị lép, hoặc bạc trắng, gây thất thu năng suất rất nhiều. đẻ nhánh kém, trổ bông kém, hạt bị lép, lửng, nếu mật số cao có thể gây cháy lá.
 

black bugs trieu chug 2

- Bọ xít thường phát sinh gây hại nhiều ở những ruộng lúa cấy sớm xanh lốp, có nhiều cỏ dại, thuận lợi nhất trong điều kiện thời tiết nóng ẩm.

- Ruộng khô hạn, ruộng sạ dầy, giống dài ngày bọ xít gây hại nặng hơn ruộng có nước, ruộng sạ thưa và giống  ngắn  ngày.
 

black bugs trieu chug 3 chay


KÍNH MỜI QUÝ BÀ CON ĐÓN THEO DÕI KỲ 2 - BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỌ XÍT ĐEN HẠI LÚA

Tin bài: ThS Lê Thanh Hùng tổng hợp

 
Bài viết liên quan
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀNG LÁ CHÍN SỚM TRÊN LÚA

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀNG LÁ CHÍN SỚM TRÊN LÚA

 10:57 12/10/2021
Bệnh vàng lá chín sớm tuy không gây hại nghiêm trọng như các sâu bệnh hại khác, tuy nhiên nếu để bùng phát trên diện rộng sẽ trực tiếp ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và sản lượng.
LÚA ĐỔ NGÃ, THẤT THU LỚN - GIAI PHÁP NÀO QUẢN LÝ ???

LÚA ĐỔ NGÃ, THẤT THU LỚN - GIAI PHÁP NÀO QUẢN LÝ ???

 10:55 12/10/2021
Lúa bị đổ, ngã làm tăng chi phí do thu hoạch khó khăn hơn và giảm năng suất, tăng tỷ lệ thất thoát, chất lượng giảm do bị ướt, lên mọng.
KỲ 2 - BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỌ XÍT ĐEN HẠI LÚA

KỲ 2 - BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỌ XÍT ĐEN HẠI LÚA

 15:00 25/09/2021
Ở kỳ 1 chúng ta đã đề cập đến bọ xít đen hại lúa. Dịch hại này không mới. Tuy nhiên, cách quản lý của bà con hiện nay chưa thật sự hiệu quả, việc lạm dụng thuốc Bảo vệ thực vật giết chết thiên địch từ đó làm cho dịch này này bùng phát.
NGỘ ĐỘC PHÈN - NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP PHỤC HỒI LÚA

NGỘ ĐỘC PHÈN - NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP PHỤC HỒI LÚA

 19:26 23/09/2021
Trong điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài làm cho các tầng đất chứa yếu tố sinh phèn dễ bị oxy hóa, dẫn đến hiện tượng xì phèn gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa Hè thu ở các vùng cát, tầng canh tác mỏng.
NGỘ ĐỘC AXIT HỮU CƠ TRÊN LÚA - NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

NGỘ ĐỘC AXIT HỮU CƠ TRÊN LÚA - NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

 12:47 23/09/2021
Trong canh tác lúa hiện nay, nông dân thâm canh tăng vụ (3 vụ/năm) dẫn đến đất không ngừng nghỉ, rơm rạ không kịp phân hủy. Do rơm rạ được phân hủy trong điều kiện ngập nước nên sinh ra các axit hữu cơ và một số khí độc như: CH4, H2S.... làm rễ lúa bị thối. Nếu thời gian rễ lúa bị thối kéo dài, rễ lúa sẽ không hấp thu đủ phân nên bụi lúa sẽ suy yếu làm cho lá lúa có màu vàng (do thiếu N), bụi lúa kém đâm chồi và lùn.
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BỆNH CHÁY BÌA LÁ

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BỆNH CHÁY BÌA LÁ

 14:46 16/09/2021
Bước vào thời kỳ đòng trổ, cây lúa chịu nhiều áp lực của sâu bệnh. Trong đó, bệnh cháy bìa lá nếu bà con quản lý không tốt sẽ dẫn đến thất thoát năng suất trên 50% và đặc biệt bệnh gây hại và lây lan mạnh trong điều kiện thời tiết bất lợi: âm u, mưa bão nhiều, sương mù nhiều. Vậy làm thế nào để quản lý tốt đối tượng này, xin mời Quý bà con cùng theo dõi bài viết sau đây: