Những năm trở lại đây, cây mít được bà con nhà vườn ĐBSCL mạnh dạng đầu tư. Nhiều nhà vườn đã ăn nên làm ra nhờ trồng giống mít siêu sớm, cho năng suất và giá thành ổn định.
- Đi đôi với sự tăng diện tích mít hàng năm là sự gia tăng của các loài sâu bệnh hại. Và trong đó, bệnh Nứt thân xì mủ_Chết nhanh hiện đang gây hại rất nặng và phổ biến trên các vườn mít, chúng ngày càng lây lan nghiêm trọng, làm thất thu năng suất và ảnh hưởng kinh tế của bà con rất nhiều, tỉ lệ chết cây có thể lên đến hơn 20%. Đặc biệt bệnh này không chỉ xuất hiện trên cây Mít đã mang trái mà còn xuất hiện ở cây con trồng được 1 năm tuổi.
1. TRIỆU CHỨNG BỆNH
- Triệu chứng được thấy khi xuất hiện những giọt nhựa màu trắng tiết ra từ vết nứt trên vỏ thân. Khi cạo lớp vỏ này đi, chúng ta có thể thấy những vệt hóa nâu chạy dọc theo mạch dẫn của thân cây và lan rộng dần.
Trường hợp bệnh nặng, trên thân xuất hiện những vết ẩm ước, các vết nứt dọc theo thân kèm theo các dòng nhựa cây, nếu không chữa trị kịp thời thì lớp vỏ cây sẽ bị bông tróc dẫn đến chết toàn cây.
2. TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
+ Bệnh Nứt thân xì mủ Chết nhanh trên mít do nấm Phytophthora sp. gây ra
+ Bệnh phát triển mạnh vào mùa mưa và lây lan rất nhanh. Bà con cần thăm vườn thường xuyên để phát hiện bệnh sớm và có biện pháp phòng trị kịp thời.

+ Bệnh thường gặp ở những vườn trồng cây mật độ dày, bón phân không cân đối, bón ít hoặc không bón phân hữu cơ, khả năng thoát nước kém. Do đó khi xuống giống bà con cần quan tâm đến khoảng cách trồng vừa phải, đảm bảo vườn cây được thông thoáng để hạn chế sự ẩn nấp của sâu bệnh hại.
+ Ngoài ra, cần bón phân cân đối, tránh thừa đạm. Và bón phân hữu cơ có chứa nấm Trichoderma định kỳ 2 – 3 lần/năm, giúp đất tới xốp và là tác nhân đối kháng được một số nấm bệnh trong đất.
+ Bên cạnh đó, do nấm Phytophthora bơi được trong nước nên vấn đề quản lý nguồn nước ra vào vườn mít rất quan trọng. Vườn cần được thoát nước tốt, để tránh nước bị ứ động gây ngập úng, tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công rễ và lây lan sang các cây khác.
Đặc biệt vào mùa mưa này, ngoài bệnh Nứt thân xì mủ - chết nhanh, trên cây mít còn tồn tại nhiều đối tượng bệnh hại khác như: đốm rong, đốm đồng tiền, nấm hồng, thối trái. Do đó, ngoài những biện pháp quản lý tổng hợp trên đòi hỏi cần phải có 1 giải pháp cùng lúc có thể quản lý được nhiều loài nấm bệnh khác nhau
3. Xin giới thiệu đến bà con: BỘ 3 QUẢN LÝ NẤM BỆNH TRÊN MÍT: AGRIMYL 72WP, COPPER.ZINC, LỰC SĨ KIẾN CÀNG
+ Ngoài biện pháp phun bộ 3 sản phẩm thuốc trên lá và tưới vào gốc để quản lý bệnh. Thì hiện nay công ty có một giải pháp mới giúp quản lý hiệu quả bệnh Nứt thân xì mủ Chết nhanh trên mít cấp tốc, tiết kiệm. Đó là giải pháp QUÉT THÂN VÀ GỐC.
+ Với bộ ba này bà con sử dụng với liều lượng: 500g Agrimyl 72WP + 500g Copper.zinc + 100cc Lực sỹ Kiến Càng pha cho 15 lít nước, khuấy đều và dùng chổi quét lên thân và gốc mít.
+ Hỗn hợp trên quét được từ 150 – 200 gốc mít từ 2 – 4 năm tuổi,. Một năm bà con nên quét gốc từ 2 – 3 lần để ngừa bệnh tốt nhất. Lưu ý nên quét cả vườn để ngừa bệnh chết nhanh, nứt than xì mủ hiệu quả.
+ Đối với cây mít đã nhiễm bệnh: Bộ ba trên giúp ngăn chặn và tiêu diệt nấm nhanh chóng, mau khô vết bệnh và tránh lây lan.
+ Bên cạnh sự gây hại của nấm bệnh là sự tồn tại của một số loài côn trùng đặc biệt là kiến, tuy chúng không gây hại nhưng chúng có thể di chuyển làm phát tán mầm bệnh từ cây này sang cây khác, từ vườn này sang vườn khác. Do đó khi quét gốc bà con cần lưu ý, quét từ dưới gốc lên phía trên thân 1,5 đến 2 mét, có như vậy khi côn trùng mang mầm bệnh lên cây sẽ bị thuốc trên thân cây mít khống chế và chống lây lan mầm bệnh.
KÍNH CHÚC BÀ CON THÀNH CÔNG !
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
02922 246 246 - 0932 900 651 (Zalo)
Tin bài:
ThS LÊ THANH HÙNG
ThS VÕ THỊ LỤA