GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BỆNH CHÁY BÌA LÁ

 14:46 16/09/2021        Lượt xem: 1130

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BỆNH CHÁY BÌA LÁ
Bước vào thời kỳ đòng trổ, cây lúa chịu nhiều áp lực của sâu bệnh. Trong đó, bệnh cháy bìa lá nếu bà con quản lý không tốt sẽ dẫn đến thất thoát năng suất trên 50% và đặc biệt bệnh gây hại và lây lan mạnh trong điều kiện thời tiết bất lợi: âm u, mưa bão nhiều, sương mù nhiều. Vậy làm thế nào để quản lý tốt đối tượng này, xin mời Quý bà con cùng theo dõi bài viết sau đây:

1. Tác nhân: do vi khuẩn Xanthomonas oryzae

xanthomonas oryzae

2. Triệu chứng

- Vết bệnh phát triển ở hai bìa lá, ban đầu bệnh xuất hiện từ chóp lá, rồi lan dần xuống dưới ở hai bên bìa lá.

- Ban đầu, vết bệnh mới chỉ là những vệt nhỏ trong suốt nằm giữa các gân lá, dần dần vết bệnh lớn hơn và chuyển sang màu vàng nâu.

cac dang chay bia la lua

- Tại chỗ lá bị bệnh thường trở nên trắng mờ, bên trong có dịch vi khuẩn thường nhỏ giọt ra ngoài vào sáng sớm, chiều tối và ban đêm. Sau đó làm cho lá khô, mất khả năng quang hợp, lúc lúa trổ sẽ thụ phấn kém, hạt bị lem lép nhiều, tỷ lệ hạt chắc trên bông giảm, bông lúa ngắn sẽ dẫn đến giảm sút năng suất.

giot vi khuan tren la lua 2

- Tại chỗ lá bị bệnh thường trở nên trắng mờ, bên trong có dịch vi khuẩn thường nhỏ giọt ra ngoài vào sáng sớm, chiều tối và ban đêm. Sau đó làm cho lá khô, mất khả năng quang hợp, lúc lúa trổ sẽ thụ phấn kém, hạt bị lem lép nhiều, tỷ lệ hạt chắc trên bông giảm, bông lúa ngắn sẽ dẫn đến giảm sút năng suất.

- Bệnh gây hại nặng vào thời kỳ cây lúa đứng cái, làm đòng và trổ bông. Khi bệnh nặng sẽ xuất hiện đường gọn sóng ở hai bìa lá.

3. Tác nhân gây hại

- Khi độ ẩm không khí cao, thời tiết âm u, mưa nhiều và vào mùa mưa bão bệnh rất nặng.

- Những ruộng bị bệnh nặng là những ruộng có mật độ dày, bón nhiều phân, nhất là dư đạm thì bệnh càng nặng.

lem lep hat lua suong mu

- Bệnh phát triển mạnh và lan truyền nhanh ở nhiệt độ 20 – 30oC, độ ẩm không khí cao từ 90% trở lên.

- Từ các vết bệnh trên lá, vi khuẩn lan truyền qua vết thương cơ giới, chỗ lá lúa bị cọ sát, bị rách hoặc qua khí khổng trên lá.

4. Biện pháp phòng trừ

- Sử dụng giống khỏe, có khả năng chống chịu tốt và sạ thưa.

- Trước khi trồng vụ mới nên cải tạo và vệ sinh sạch đồng ruộng để tránh mầm khuẩn gây bệnh.

- Bón phân cân đối dựa trên màu lá lúa, không bón thừa phân đạm.

- Khi mới phát hiện bệnh thì nên rút nước trong ruộng ra rồi tiến hành rải vôi với liều lượng từ 10 – 20 kg/ 1.000 m2.

- Phun thuốc trừ bệnh: Bà còn có thể phun ngừa bằng các gốc Kasugamicin, Ningamycin hoặc phun đặc trị bằng gốc Bismerthiazole...
Cty Hai Lúa Vàng xin giới thiệu cùng bà con sản phẩm THẦN ĐIÊU 300WP với hoạt chất cực mạnh giúp quản lý và chặn đứng bệnh cháy bìa lá lúa do vi khuẩn.

chay bia la kem thuoc

KÍNH CHÚC BÀ CON THÀNH CÔNG !

Tin bài: ThS LÊ THANH HÙNG

 

Bài viết liên quan
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀNG LÁ CHÍN SỚM TRÊN LÚA

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀNG LÁ CHÍN SỚM TRÊN LÚA

 10:57 12/10/2021
Bệnh vàng lá chín sớm tuy không gây hại nghiêm trọng như các sâu bệnh hại khác, tuy nhiên nếu để bùng phát trên diện rộng sẽ trực tiếp ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và sản lượng.
LÚA ĐỔ NGÃ, THẤT THU LỚN - GIAI PHÁP NÀO QUẢN LÝ ???

LÚA ĐỔ NGÃ, THẤT THU LỚN - GIAI PHÁP NÀO QUẢN LÝ ???

 10:55 12/10/2021
Lúa bị đổ, ngã làm tăng chi phí do thu hoạch khó khăn hơn và giảm năng suất, tăng tỷ lệ thất thoát, chất lượng giảm do bị ướt, lên mọng.
KỲ 2 - BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỌ XÍT ĐEN HẠI LÚA

KỲ 2 - BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỌ XÍT ĐEN HẠI LÚA

 15:00 25/09/2021
Ở kỳ 1 chúng ta đã đề cập đến bọ xít đen hại lúa. Dịch hại này không mới. Tuy nhiên, cách quản lý của bà con hiện nay chưa thật sự hiệu quả, việc lạm dụng thuốc Bảo vệ thực vật giết chết thiên địch từ đó làm cho dịch này này bùng phát.
KỲ 1 - BỌ XÍT ĐEN HẠI LÚA - CÓ PHẢI DỊCH HẠI MỚI ?

KỲ 1 - BỌ XÍT ĐEN HẠI LÚA - CÓ PHẢI DỊCH HẠI MỚI ?

 14:15 24/09/2021
Bọ xít đen có thể gây hại ở các vụ lúa trong năm, tuy nhiên gây hại nặng nhất ở vụ hè thu có điều kiện thời tiết nóng và ẩm. Bọ thường gây hại nặng ở giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ đến làm đòng và thường tập trung chích hút ở mắt thân lúa.
NGỘ ĐỘC PHÈN - NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP PHỤC HỒI LÚA

NGỘ ĐỘC PHÈN - NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP PHỤC HỒI LÚA

 19:26 23/09/2021
Trong điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài làm cho các tầng đất chứa yếu tố sinh phèn dễ bị oxy hóa, dẫn đến hiện tượng xì phèn gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa Hè thu ở các vùng cát, tầng canh tác mỏng.
NGỘ ĐỘC AXIT HỮU CƠ TRÊN LÚA - NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

NGỘ ĐỘC AXIT HỮU CƠ TRÊN LÚA - NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

 12:47 23/09/2021
Trong canh tác lúa hiện nay, nông dân thâm canh tăng vụ (3 vụ/năm) dẫn đến đất không ngừng nghỉ, rơm rạ không kịp phân hủy. Do rơm rạ được phân hủy trong điều kiện ngập nước nên sinh ra các axit hữu cơ và một số khí độc như: CH4, H2S.... làm rễ lúa bị thối. Nếu thời gian rễ lúa bị thối kéo dài, rễ lúa sẽ không hấp thu đủ phân nên bụi lúa sẽ suy yếu làm cho lá lúa có màu vàng (do thiếu N), bụi lúa kém đâm chồi và lùn.