11:39 16/11/2021 Lượt xem: 719
👉 NGUYÊN NHÂN:
Bệnh cháy lá ở sầu riêng có nhiều nguyên nhân. Tùy vào tình huống cụ thể bà con có thể sử dụng những giải pháp thích hợp để phòng trừ. Cty Hai Lúa Vàng điểm qua một số nguyên nhân dẫn đến cháy lá ở sầu riêng như sau:
+ Do thời tiết nắng nóng kéo dài, độ ẩm của đất và độ ẩm không khí thấp dẫn đến cây bị sốc nhiệt, tiến trình thoát nước trên lá và hút nước dưới rễ không cân đối, cháy rễ tơ làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng.
+ Đất nghèo hữu cơ, độ pH thấp, khả năng giữ nước kém.
+ Cây dễ bị nhiễm bệnh do nấm Rhizoctonia solani tấn công vào thời điểm những cơn mưa đầu mùa . Ảnh hưởng của gió mùa đông bắc khi nhiệt độ cao và độ ẩm thấp cũng có thể gây ra tình trạng này, thông thường lá sẽ bị cháy ở hướng đông trước.
+ Những cơn mưa nhỏ đầu mùa mang theo lượng đạm và axit lớn, cây rất dễ bị nhiễm nấm, vi khuẩn.
+ Sử dụng phân bón lá có hàm lượng đạm cao không cân đối sẽ làm mỏng lá do lá có xu hướng hút nước nhiều hơn.
+ Đất bị nhiễm mặn, lượng muối tích tụ trong đất và trên thân lá cao dẫn đến cây không hút được nước dinh dưỡng kết hợp nhiệt độ cao làm cho lá sầu riêng bị cháy.
👉 BIỂU HIỆN CHÁY LÁ:
- Những lá già xuất hiện khô phần đuôi lá đến khi cây mang trái thì cháy khô hơn một nửa lá. Đối với những cây bị nặng có thể cháy gần hết cả lá và lá sẽ rụng do không có khả năng quang hợp. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới phần ngọn bị trơ cành, còi cọc, trái non rụng nhiều và cây phát triển kém.
- Dưới rễ: Đa phần các vườn bị cháy lá thì đầu rễ tơ đều bị cháy đen làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng.
👉 GIẢI PHÁP:
- Tăng lượng phân hữu cơ bán phân hủy để cải tạo độ tơi xốp ban đầu, tạo nguồn thức ăn cho vi sinh vật hoạt động cải tạo đất, tăng độ phì cho đất.
Bổ sung nấm cộng sinh hỗ trợ bộ rễ, tăng lượng vi sinh vật có ích để phân giải chất hữu cơ, cố định đạm, phân giải lân.
- Đồng thời bổ sung vi sinh vật đối kháng Trichoderma để hạn chế vi sinh vật có hại nhằm giảm dịch hại cho cây trồng.
+ Sử dụng phân bón lá có hàm lượng dinh dưỡng cân đối (hàm lượng Đạm Lân Kali bằng nhau) kết hợp trung vi lượng để cung cấp dinh dưỡng qua lá giúp lá dày và xanh hơn. Có thể sử dụng giải pháp BLD Humate hoặc Siêu Đâm Chồi của Cty
+ Nên bổ sung kali ở dạng dễ hấp thu để cân bằng lại quá trình hút và thoát nước bằng sản phẩm K.Silic chai 500ml.
+ Giai đoạn nuôi bông và sau đậu trái 25-30 ngày nên sử dụng gói Omega 307 kết hợp phân bón gốc có hàm lượng Đạm – Lân – Kali bằng nhau để cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng, hạn chế tình trạng rụng trái, thối trái, tăng cường khả năng đậu trái.
+ Trong quá trình phát triển của cây định kỳ 10 – 15 ngày sử dụng sản phẩm Alipat Root để phục hồi hệ rễ và giải độc Paclo, độc tố trong đất. Sau thu hoạch tiến hành nâng pH đất bằng sản phẩm Trợ lực pH để giúp cân bằng pH, nâng EC giúp cho bộ rễ phát triển mạnh để cung cấp dinh dưỡng và nước cho cây tốt hơn.
+ Đối với trường hợp vườn sầu riêng bị nhiễm mặn gây cháy lá có thể sử dụng giải pháp Bộ đôi hoàn hảo : Giải độc mặn và Dinh Dưỡng Mặn Phèn để xử lý phục hồi vườn cây.
Lưu ý: Đối với những cây bị nặng lá rụng nhiều bà con ưu tiên giữ cây không nên để trái, tăng cường bón phân hữu cơ, phục hồi bộ rễ và lá trở lại.
+ Phun thuốc khi thấy cây vừa chớm bệnh bằng các loại thuốc chứa gốc đồng hoặc chất chống nấm như Hexaconazole, Propineb, Mancozeb, Metalaxyl, Cymoxanil (phun theo khuyến cáo). Quý bà con có thể sử dụng sản phẩm Agrimyl 72WP kết hợp với chất lưu dẫn thấm sâu Lực sỹ kiến càng để tăng hiệu quả phòng trừ bệnh.
KÍNH CHÚC BÀ CON THÀNH CÔNG !
Tin bài:
ThS LÊ THANH HÙNG